ĐBP - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống… của các địa phương để phát triển kinh tế. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, đến nay Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh đã có những kết quả bước đầu. Trong đó nhiều địa phương phát triển các sản phẩm đặc sản gắn với thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP.
ĐBP - Triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đến hết năm 2020 huyện Tuần Giáo có 1 sản phẩm đạt 3 sao được UBND tỉnh quyết định công nhận. Kết quả này là động lực để Tuần Giáo tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng tầm sản phẩm giá trị hàng hóa nông sản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
ĐBP - Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, thời gian qua, đoàn viên thanh niên (ÐVTN) trên địa bàn xã Thanh Nưa (huyện Ðiện Biên) đã phát động nhiều phong trào, hành động thiết thực, triển khai thực hiện nhiều công trình, phần việc của thanh niên.
ĐBP - Xã hội hóa nguồn vốn xây dựng nông thôn mới (NTM) góp phần huy động nguồn lực trong bối cảnh nguồn vốn Nhà nước còn hạn chế, thu hút cộng đồng doanh nghiệp, người dân tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng hạ tầng nông thôn.
Mặc dù sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã đạt một số thành tựu, trong đó nhiều nông sản được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, OCOP song nông nghiệp tỉnh ta chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Hiện nay các doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ thể kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp.
ĐBP - Dự ước đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 38 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), gồm: 21 xã đạt chuẩn và 17 xã cơ bản đạt chuẩn. Sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, các địa phương đã tập trung tuyên truyền vận động nhân dân, nỗ lực huy động các nguồn lực tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu xây dựng NTM nâng cao và tiến tới xây dựng NTM kiểu mẫu.
ĐBP - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, những năm qua trên địa bàn huyện Nậm Pồ đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu với những cách làm hay, sáng tạo vận động nhân dân góp công, hiến đất xây dựng nhà văn hóa, làm đường, trường học… Từ đó góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền đẩy nhanh tiến độ, thực hiện chương trình.
ĐBP - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) huyện Ðiện Biên Ðông chú trọng xây dựng, phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Với nhiều giải pháp phù hợp với thực tế địa phương, cùng với sự hưởng ứng và nỗ lực của các chủ thể sản xuất, đến nay huyện Ðiện Biên Ðông đã có 4 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên, là một trong các huyện có nhiều sản phẩm OCOP nhất tỉnh.
Xây dựng nông thôn mới
ĐBP - Dù còn nhiều khó khăn, nhưng trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cách làm sáng tạo, coi trọng chất lượng hơn số lượng và phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Qua đó đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, khơi dậy sức dân trong xây dựng NTM, tạo sự chuyển biến trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Những kết quả đạt được đã góp phần đổi thay diện mạo nông thôn tạo động lực, niềm tin để tỉnh ta thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
ĐBP - Theo kế hoạch 2020 là năm cuối cùng để xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé) hoàn thiện 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, đến thời điểm này mục tiêu không thể hoàn thành. Nguyên nhân do tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn rất cao (chiếm tỷ lệ 38%).
ĐBP - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Mường Nhé từng bước được đầu tư đồng bộ; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; các mô hình sinh kế được nhân rộng. Kết quả này là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận của người dân.