Vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8, khi thời tiết oi bức, các bệnh ngoài da thường bùng phát, trong đó phổ biến là nổi mề đay. Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào, bởi khi nền nhiệt cao khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi, hoạt động trao đổi chất kém, hệ miễn dịch cũng suy yếu. Đây là thời điểm làn da nhạy cảm, dễ bị tấn công từ các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, nấm...
“Muối hồng Himalaya Quaisar – gia vị kỳ diệu cho sức khỏe” hay “Với 84 loại khoáng chất, muối hồng Himalaya còn chữa đau răng, viêm họng, chống lão hóa, bảo vệ làn da, giảm đau cơ, xương, cải thiện hệ tiêu hóa”… là những quảng cáo như “thuốc tiên” về muối hồng Himalaya khiến nhiều người mua về sử dụng thay thế muối thường.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa cảnh báo người tiêu dùng cẩn trọng với thông tin quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao tỏi đen mật ong trên trang https://www.facebook.com/pg/duongduocbaosinh.vn/posts/.
Theo các chuyên gia, chứng mất ngủ không những gây mệt mỏi cho cơ thể mà còn làm tăng nguy cơ bị bệnh về tim mạch.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Khánh, Khoa Nội Tiết - Chuyển hóa - Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mỗi ngày, khoa tiếp nhận từ 30-50 trường hợp bệnh nhi được gia đình đưa đến khám chậm tăng trưởng chiều cao.
Không cần trình đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa, nhưng người dân dễ dàng mua đủ loại thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, giảm đau và các loại biệt dược. Thực trạng này diễn ra khá phổ biến tại các hiệu thuốc, bất chấp quy định của Bộ Y tế và khuyến cáo phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.
Được Bệnh viện Nội tiết Trung ương chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị bệnh basedow nhưng bệnh nhân Đỗ Thị L. (31 tuổi, ở Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã bỏ dở để nhờ thầy lang chữa bệnh theo phương pháp "thần bí" dẫn tới nhiễm trùng loét vùng cổ nghiêm trọng.
Việc nhiều phụ huynh học sinh lạm dụng các loại thuốc bổ não cho con em mình sử dụng trong mùa thi luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hại cho sức khỏe của các sĩ tử.
Số trẻ em Việt Nam thiệt mạng do đuối nước dù đã giảm nhưng vẫn ở mức rất cao, khoảng 2.000 trẻ em/năm, cao gấp 10 lần so các nước phát triển và hơn 5 lần các nước ASEAN. Trong khi đó, nhận thức xã hội và người dân về phòng chống đuối nước còn hạn chế, nhất là các bậc phụ huynh.
Các ý kiến tại Quốc hội khẳng định các văn bản pháp luật hiện hành đã có đầy đủ các quy định xử lý lái xe sử dụng rượu bia, việc lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội ngày 3/6 là để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia, chứ không phải đã biểu quyết thông qua Luật.
Bổ sung đa vi chất dinh dưỡng có hiệu quả tới tăng trưởng và phát triển của trẻ em nhiều hơn so với bổ sung một vi chất đơn lẻ. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến khích người dân lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.