Sáng 30-10, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) và Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã ký kết quy chế phối hợp nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong việc quản lý và phát triển du lịch. Đồng thời, Tổng cục Du lịch giới thiệu ứng dụng "Du lịch Việt Nam an toàn".
ĐBP - Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quảng bá du lịch, nét đẹp của tỉnh nhà được ngành Du lịch đặc biệt quan tâm. Trong xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì việc ứng dụng CNTT được xem là “cầu nối” quan trọng góp phần đưa du lịch Ðiện Biên đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế.
ĐBP - Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Ðiện Biên Phủ được xác định là nguồn lực quan trọng, là tiềm năng lợi thế, sản phẩm chủ lực, nổi bật cho phát triển du lịch của Ðiện Biên. Chính vì vậy, phát huy được giá trị của các di tích này sẽ tạo điểm nhấn, thu hút khách tham quan trong nước và quốc tế, tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng và xây dựng nên thương hiệu du lịch Ðiện Biên. Không chỉ vậy, còn tạo sức thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch, giải trí… góp phần đưa “ngành công nghiệp không khói” của tỉnh phát triển.
Tận hưởng cảnh đẹp trên những cung đường đạp xe là một thú vui bên cạnh luyện tập sức khỏe của hàng triệu người đam mê bộ môn đạp xe đạp trên khắp thế giới. Không còn bó buộc trên những cung đường truyền thống ở châu Âu hay châu Mỹ, hồi đầu tháng 10, MapQuest, trang bản đồ trực tuyến chỉ đứng thứ hai sau GoogleMap, đã gợi ý 10 địa điểm mới cho những người yêu thích đạp xe, trong đó có Việt Nam.
Ngày 24-10, tại thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TTDL) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức hội thảo “Mô hình quản lý Khu du lịch quốc gia”. Ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng VH-TTDL, cùng đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận và Tổng Cục Du lịch Chủ trì hội thảo.
ĐBP - Từ ngày 23 - 25/10, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần cà phê Hồng Kỳ Quốc tế tham gia giới thiệu các sản phẩm văn hoá du lịch và đặc sản địa phương trong sự kiện “Sắc màu Sơn La - Tây Bắc”, được tổ chức tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, TP. Hà Nội.
Để triển khai chương trình kích cầu du lịch lần 2 đạt hiệu quả cao nhất, ưu tiên hàng đầu cần tập trung là quản trị điểm đến, xúc tiến, quảng bá và tạo kết nối sản phẩm giữa các doanh nghiệp lữ hành và điểm đến, giữa các địa phương với nhau.
Mùa Thu năm 1010 theo sử cũ: “Vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Ðại La”, đổi tên thành Thăng Long. Từ mốc son lịch sử đó tới thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, trải qua 1010 năm với bao thăng trầm của thủ đô và đất nước, Thăng Long - Hà Nội luôn là hình tượng tiêu biểu nhất cho “khí phách cha ông, hồn thiêng sông núi” vẫn luôn vững vàng, hiên ngang, xứng đáng là kinh đô của các vương triều; là thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
Dự kiến, với sự sụt giảm từ 60% đến 80% khách du lịch quốc tế trong năm 2020, sẽ có hơn 100 triệu việc làm du lịch trực tiếp đang gặp rủi ro.
Với mục tiêu duy trì hình ảnh “một Việt Nam thân thiện, hấp dẫn trong tâm trí của khách du lịch quốc tế”, đặc biệt khách từ các thị trường nguồn gần, trọng điểm của du lịch Việt Nam trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Tổng cục Du lịch đã chính thức phát sóng clip “Why not Vietnam?” trên kênh truyền hình CNN từ ngày 15-10 và kéo dài trong sáu tuần.
Việc tái khởi động kích cầu du lịch nội địa là một giải pháp thiết thực nhằm phục hồi ngành du lịch trong những tháng cuối năm 2020, cũng là cơ hội vàng để du khách nội địa khám phá các điểm du lịch hàng đầu và nhiều địa điểm chưa được biết đến của Việt Nam. Đây cũng được xem là một chủ trương kịp thời, mang lại hiệu quả cho ngành du lịch trong "bối cảnh COVID-19 hiện nay".